Hội thảo ngày 10/10
Tại Hà Nội vào ngày 10/10, Hiệp hội bất động sản Việt Nam cùng với Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội và Công ty truyền thông Công lý và DVL Venture phối hợp thực hiện hội thảo “Giải pháp tháo gỡ khó khăn thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển”.

Những chuyên gia đầu ngành nhà đất, tài chính, pháp luật, đại diện doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhà đất quy tụ về hội thảo. Cụ thể:
- Vụ trưởng vụ Pháp chế-Bộ kế hoạch và đầu tư: Ông Hoàng Mạnh Phương.
- Phó vụ trưởng vụ Đất đai – Bộ Tài nguyên và Môi trường: Ông Lê Văn Bình.
- Thành viên hội đồng tư vấn chính sách tài chính và tiền tệ quốc gia – Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV: TS. Cấn Văn Lực.
- Nguyên ủy viên Ban Thường vụ thành ủy Hà Nội – Nguyên phó chủ tịch UBND TP Hà Nội – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam: TS Nguyễn Văn Khôi.
- Ủy viên ban thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam – Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội: TS Nguyễn Hữu Cường.
- Ủy viên BCH Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Phó chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội: LS Nguyễn Hồng Chung
Vướng mắc pháp lý các dự án bất động sản chiếm đến 70% khó khăn.
Chủ tịch Hiệp Hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) – TS. Nguyễn Văn Khôi phát biểu tại hội thảo như sau: Trong gần hai năm qua, các doanh nghiệp và nhà đầu tư suy giảm mạnh khi thị trường bất động sản xuất hiện những nút thắt lớn. Doanh nghiệp trong lĩnh vực này rơi vào hoàn cảnh không thể tiến cũng không thể lùi vào nữa cuối năm 2022. Nguyên nhân của tình huống trên do các dự án bị đình trệ, áp lực trả nở đè nặng khi dòng tiền bị tác nghẽn. Đặc biệt nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến tình trạng thị trường bất động sản đình trệ thời gian vừa qua là pháp lý chiếm đến 70% khó khăn. Theo thông tin từ bộ xây dựng, có khoảng 400 dự án khó khăn về thủ tục triển khai tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Những vấn đề này đã kéo dài nhiều năm nhưng chưa có cách giải quyết.

Thự tiễn tại nhiều địa phương hiện nay mang tâm lý e dè né tránh không muốn giải quyết, thiếu chủ động, quyết liệt trong các chỉ đạo, giải quyết khó khăn theo thẩm quyền. Bên cạnh đó, những địa phương này không phối hợp với cơ quan trung ương để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đồng thời, các quy định của pháp luật còn chồng chéo và thiếu thống nhất, chưa được đồng bộ.
Trong giai đoạn khó khăn vừa qua, Chính phủ cùng các Bộ, Ngành ban hành nhiều cơ chế, chính sách có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đến lĩnh vực nhà đất. Một số chính sách như sau:
- Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững
- Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp.
- Quyết định số 338/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021 -2030
- Nghị định số 10/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn Luật Đất đai, dự kiến tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khoá XV sẽ thông qua Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi và Luật đất đai sửa đổi
Hy vọng rằng những chính sách trên có thể tháo gỡ phần nào vướng mắc của thị trường nhà đất đang gặp phải. Bên cạnh đó cần có những giải pháp dồng bộ về quy trình pháp lý tiếp cận nguồn vốn để tạo thanh khoản và nguồn cung sản phầm.

Xem thêm:
- Khan hiếm nguồn cung nhà xưởng kho bãi
- Thu gom nhà đất chờ cơ hội
- Giai đoạn cuối kỳ suy thoái thị trường nhà đất
- Bất động sản quay đầu từ năm 2024
- Cơn sốt đất nền dừng lại, giá nhà đất giảm năm 2023
- Tin học Mai Lâm
-
-
-