Giá vàng, bất động sản tăng: Nên “xuống tiền” vào đâu?

 

Thời gian qua, giá vàng SJC liên tục lập đỉnh. Giá nhà đất vẫn neo cao dù giao dịch ít. Sau một thời gian ngừng tăng, tỷ giá VND/USD “nóng” lên, làn sóng tăng lãi suất tiết kiệm bắt đầu xuất hiện. Dòng tiền đầu tư sẽ đổ vào những kênh nào trong thời gian tới.

Kênh đầu tư không sơ lỗ được nhiều người lựa chọn là gửi tiết kiệm. Trừ những giai đoạn ngân hàng chạy đua hút tiền gửi đưa lãi suất tiền gửi vượt trên 10%. Còn lại, phần lớn gửi tiết kiệm sẽ không có khả năng tích lũy tài sản. Hình thức này thường được những người trung niên hoặc người nghỉ hưu lựa chọn vì sự an toàn nên mang tiền đến ngân hàng gửi tiết kiệm.

 Tỷ giá “sốt”

Tổng cục Thống kê cho số liệu đến ngày 25/3, huy động vốn của các các tổ chức tín dụng giảm 0,76% so với đầu năm. Trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng gần 1,2%. Thêm vào đó, trong vòng 4 tháng đầu năm 2024 Tổng cục Thống kê đưa ra chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,93%. So với cùng kỳ năm trước thì lãi suất tiền gửi tiết kiệm bị “ăn mòn” bởi lạm phát.

Tính đến giữa tháng 5/2024 theo khảo sát sơ bộ dù hầu hết các ngân hàng tái tăng lãi suất đầu vào nhưng cũng chỉ dao động từ 6-7%/năm kỳ hạn dài.

Tỷ giá USD trong nước sáng ngày 22/5 tăng nhẹ tại các ngân hàng thương mại

Theo các chuyện khia cho rằng khi mặt bằng lãi suất thấp khiến nhu cầu nắm giữ các tài sản sinh lời cao hơn tăng lên. Điều này gây áp lực đối với các hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Các nhóm tài sản ở mức độ đầu cơ cao như vàng, tiền số đã tăng trưởng rất nóng khiến cho tiền gửi các ngân hàng chịu áp lực lớn trong thời gian tới. Tiền nhà rỗi của nhiều người hướng đến các kênh đầu tư tích lũy như: bất động sản, vàng, chứng khoán.

Tỷ giá USD trong nước sáng ngày 22/5 tăng nhẹ tại các ngân hàng thương mại. Cụ thể: Vietcombank có mức mua vào là 25,233 USD và mức bán ra là 25,463 USD. Trên thị trường tụ do, tỷ giá USD giao dicgh quanh mức mua vào 25,621 – bán ra 25,721 VND/USD. Tỷ giá từ đầu năm đến nay đã tăng 4,8%.

Trong thời gian tỷ giá biến động, giá vàng SIC đặc biệt thu hút các nhà đầu tư quan tâm. Giá vàng SIC niêm yết vào sáng ngày 22/5 ở mức 88,9 – 90,9 triệu đồng/lượng.

Vàng lập đỉnh liên tiếp

Bất chất giá vàng thế giới ít biến động và Ngân hàng Nhà nước can thiệp bằng đấu thầu vàng thì giá vàng SJC vẫn trong xu hướng tăng và nới rộng khoảng cách. Hiện nay, giá vàng trong nước và giá vàng thế giới chênh lệch khoảng 15 triệu đồng/lượng. Theo giới phân tích cho rằng vàng vẫn còn sức hút lớn.

Giá vàng SJC tăng bất chấp trong thời gian qua

Trong vòng một tháng vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã 8 lần gọi thầu và 5 hiên tổ chức thành công. Cơ quan quản lý tổng cộng đã tung ra thị trường 35.000 lượng vàng miếng SJC. Ngân hàng Nhà nước nới lỏng điều kiện về quy mô tối thiểu và tối đa đặt thầu sau các phiên đấu thầu không mấy khả quan. Những điều chỉnh góp phần giúp các phiên gần đây tăng số thành viên tham gia và quy mô vàng cung ra thị trường.

Nên “xuống tiền” vào đâu?

Hiện nay, các nhà đầu tư đang đo đếm các biến động để đưa ra quyết định. Như thời điểm chờ cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), căng thẳng chính trị trên toàn cầu… Điều này đã ảnh hưởng đến giá vàng thế giới vẫn trong chiều tăng. Các nhà đầu tư trở nên lo ngại các rủi ro. Dòng tiền được thúc đầy tìm đến những tài sản đảm bảo, trong đó có giá vàng vì liên tục lập đỉnh.

Người mua cần cân nhắc xuống tiền mua vàng trong lúc này. Đây là khuyến nghị của các chuyên gia khi giá vàng đang dâng cao, đặc biệt khoảng cách chênh lệch với giá thế giới 15 triệu đồng/lượng.

Theo dự báo của Phó Chủ tịch Hiệp hôi Kinh doanh vàng Việt Nam, khi xung đột vũ trang ở nhiều nơi trên thế giới còn diễn ra thì giá vàng còn vị ảnh hưởng. Cùng với đó là áp lực lạm phát. Vàng được xem là kênh đầu tư an toàn trước bối cảnh như hiện nay, nên dòng tiền của nhà đầu tư đang chuyển hướng vào vàng.

 

Xem thêm:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *