TP.Hồ Chí Minh có Đông là tỉnh Bình Dương, Tây là tỉnh Long An. Cả hai tỉnh là cửa ngõ kết nối các tỉnh còn lại của vùng với TP.Hồ Chí Minh. Với vị trí chiến lước phía Đông và Tây, Bình Dương và Long An đối trọng trong phát triển khu công nghiệp và các dô thị hạt nhân.
Thủ phủ công nghiệp Tây Sài Gòn – Long An
Long An là cửa ngõ kết nối 13 tỉnh miền Tây Nam Bộ và TP.Hồ Chí Minh. Vị trí địa lí chiến lược khi Phía Đông có cảng biển ra cửa sông Soài Rạp và cách biển Đông khoảng 15km, cửa khẩu sang Campuchia ở Phía Tây của tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi giúp tỉnh tiếp cận phát triển đầu vào các thị trường trong khu vực.
Hiệ nay toàn tỉnh có khoảng 30 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ lựa chọn đầu tư sản xuất tại 28 khu công nghiệp. Trong đó, Anh, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Hoa Kỳ và Hàn Quốc là 6 quốc gia có tổng vốn đầu tư (FDI) đứng đầu danh sách. Trong tháng trước, Long An thu hút FDI đạt 588 triệu đô nằm trong danh sách 10 tỉnh có vốn FDI lơn nhất Việt Nam. Long An vừa công bố 9 dự án do nhiều doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư với hơn 1,7 tỷ đô. Đô thị vệ tinh đầu tiên xây dựng các khu công nghiệp lớn từ 600-1000ha là Đức Hòa và Bến Lức bởi sở hữu vị trí giáp ranh TP.Hồ Chí Minh và quỹ đất còn phát triển được.

Những năm gần đây, Long An có tốc độ tăng trưởng ổn định như tốc độ thu hút PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) thuộc danh sách 1 trong 10 tỉnh tốt nhất cả nước vào năm 2022. Tỉnh Long An có tỷ suất tăng trưởng dân cư thành thị và nhập cư cao. Cụ thể, tỉnh có tỷ lệ tăng trưởng dân số mỗi năm gần 2% từ 2009 đến 2021 và tỷ lệ nhập cư đứng thứ 7 cả nước. Cứ 1000 người có 47 người nhập cư chuyển tới cứ và 1,6 triệu dân thì khoảng 1 triệu dân đang trong độ tuổi lao động với 71% lao động được đào tạo cơ bản.
Long An đang sở hữu 6 Trục động lực tiềm năng phát triển của tỉnh: trục động lực Vành đai 3,4; trục động lực Quốc lộ 50B; trục động lực song hành Quốc lộ 61B; trục động lực Mỹ Quý Tây-Lương Hòa-Bình Chánh; trục động lực Quốc lộ N1 và trục động lực Đức Hòa. Các chi phí logistics giảm khi Long An đưa vào hoạt động 2 trong 6 trục động lực trên. Bên cạnh đó thu hút đông dân cư đến sinh sống và làm việc kéo theo sự quan tâm của các nhà đầu tư vào dự án, bất động sản xung quang phát triển
Khu công nghiệp tại Long An
Long an nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh đang xây dựng thành đô thị vệ tinh đón đầu xu thế giãn dẫn của TP.Hồ Chí Minh. Long An là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, nền kinh tế có bước tiến lớn trong kinh tế sản xuất công nghiệp và thị trường bất động sản.

Long An sở hữu các lợi thế phát triển tạo cơn sốt đất trên thị trường đưa tỉnh trở thành nơi có tiềm năng đầu tư bất động sản nhất hiện nay. Với vị trí giáp ranh TP.Hồ Chí Minh, Long An được thừa hưởng các công trình hiện đại về giao thông – đô thị của TP.Hồ Chí Minh. Long An dần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, quy hoạch tổng thể hệ thống giao thông giai đoạn 2020 đến 2030 đáp ứng nhu cầu trung chuyển hàng hóa. Đồng thời, các chính sách thu hút đầu tư thu hút các nhà đầu tư từ nhiều ngành nghề quan tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – xã hội.

Gầy đây, bộ mặt Long An phát triển vượt bật, đinh hướng tậptrung phát tiển đô thị trung tâm và đô thị công nghiệp như TP.Tân An, huyện Đức Hòa, huyện Bến Lức, huyện Cần Giuộc, huyện Cần Đước,…
Kinh tế phát triển mạnh, các khu công nghiệp mở rộng đầu tư thu hút lao động từ khắp nơi đổ về. Người lao động làm việc tại đây cần nơi ở tiênn nghi, dịch vụ cơ bản đáp ứng nhu cầu an cư lạc nghiệp của người dân. Chăm sóc sức khỏe, học tâọ, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cũng là những nhu cầu không thể thiếu của người dân. Ghi nhận các tiềm năng trên, nhiều nhà đầu tư đã rót vốn vào địa phương này thời gian qua giúp thị trường bất động sản Long An khởi sắc.
Xem thêm:
- Thị trường bất động sản Phía Nam cuối 2023 đón “Làn gió ấm”
- TP.Tân An Quy hoạch thành Đô thị Vệ tinh của TP. Hồ Chí Minh
- Tin học Mai Lâm
- Lãi suất vay mua nhà hạ nhiệt
- Ôm đất vườn tỉnh là “ngồi trên đống lửa”?