Long An phấn đấu thành trung tâm phát triển kinh tế phía Nam đến 2030.

Ngày 13/6/2023 Phó Thủ tướng chính phủ Trần Hồng Hà ký và ban hành Quyết định số 686/QĐ-TTg quyết định mục tiêu Quy hoạch tỉnh Long An thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ngày 25/7, tỉnh Long An tổ chức hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Long An. Tại đây, ông Nguyên Minh Lâm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An cho biết Long An là địa phương thứ 10 cả nước và là tỉnh đầu tiên khu vực phía Nam được phê duyệt quy hoạch tỉnh.

Theo đó, quan điểm quy hoạch tỉnh Long An là bám sát chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước. Các mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững; bảo đảm dân chủ, sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Long An có tiềm năng khác năng, nổi trội, lợi thế phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững cần được phát huy tối đa. Long An từng bước hiện đại, tổ chức cơ cấu hợp lí, không gian phát triển gắn với hệ thống kết cấu hạ tầng tại địa phương. Tập trung phát triển nhanh các địa bàn có điều kiện thuận lợi từ đó làm động lực phát triển chung cho cả tỉnh, kèm theo đó hỗ trợ các khu vực khó khăn, cân bằng phát triển hợp lí giữa nông thôn và đô thị.

Long An phấn đấu mục tiêu đến năm 2030 là trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam, trở thành cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị-công nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long.Long An tạo nên kết nối chặt chẽ với thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ, cũng là đầu mối hợp tác, giao thương quan trọng với Campuchia.

Thời gian qua Long An hình thành được các hành lang kinh tế, trung tâm phát triển và đô thị đọng lực cùng với đó liên tục thích ứng biến đổi khí hậu, quốc phòng an ninh và an toàn trật tự xã hội được đảm bảo. Từ đó người dân của tỉnh có cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc, văn minh.

Về kinh kế, tỉnh Long An có GRDP bình quân đầu người đạt trên 180 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân 9%/năm. Tỷ trọng trong GRDP của khu vực dịch vụ khoảng 24,2%, nông, lâm, thủy sản khoảng 7,5%, công nghiệp – xây dựng khoảng 61,8%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 6,5%.
Tầm nhìn Long an đến năm 2050 có trình độ phát triển tương đương các tỉnh phát triển khá của vùng Đông Nam Bộ trở thành một trong những cục tăng trưởng kinh tế quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Long An phát triển là tỉnh công nghiệp hàng đầu cả nước.

Đối với ngành công nghiệp Long An đặt mục tiêu theo hướng đổi mới công nghệ, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, nâng cao nâng suất và cạnh tranh. Thời kì từ năm 2021-2030 Long An phấn đâu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng bình quân 3%/năm. Công nghiệp chế biến, chế tạo và năng lượng tái tạo được ưu tiên phát triển, tập trung một số ngành chủ yếu như sản xuất kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, cơ khí chế tạo, chế biến thực phẩm, dược phẩm, dệt may, năng lương, các sản phẩm từ hóa chất, cao sư và plastic.

Long an phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh có ngành dịch vụ phát triển tương dương với các tỉnh phát triển khá của vùng Đông Nam bộ. Dịch vụ logistics ưu tiên phát triển thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại. Với lợi thế về vị trí Long An trở thành đầu mối xuất khẩu của vùng đồng bằng sông Cửu Long, cửa ngõ trung tâm chuyển hàng hóa, kho bãi kết nôi giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ và Campuchia.

Trong quy hoạch, Long An phân ra 3 vùng kinh tế xã hội

– Trong đó các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, một phần huyện Tân Trụ, TP Tân An, một phần huyện Thủ Thừa và huyện Châu Thành tập trung phát triển đô thị và công nghiệp tổng hợp. Tạo hành lang phát triển đô thị trung tâm ở Bến Lức – Tân An và và các đô thị công nghiệp ở các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước. Huyện Châu Thành, Tân Trụ và TP Tân An phát triển nông nghiệp ven đô, chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao.

Thành phố Tân An tỉnh Long An một trong ba vùng kinh tế – xã hội theo quy hoạch

– Thị xã Kiến Tường và các huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, một phần huyện Thủ Thừa phát triển vùng kinh tế nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch và kinh tế cửa khẩu. Đồng Tháp Mười với cảnh quan đặc trưng thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, phấn đấu trở thành thương hiệu quốc gia gắn kết chặt chẽ với du lịch của tỉnh.
– Huyện Đức Huệ, một phần huyện Thủ Thừa và một phần huyện Tân Trụ là vùng đệm sinh thái phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dành quỹ đất hợp lý cho phát triển công nghiệp, đô thị sinh thái, khu trung chuyển nội tỉnh.

Vùng đệm sinh thái tỉnh Long An phát triển kinh tế nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Long An có sáu trục động lực kinh tế bao gồm

– Trục động lực Vành đai 3 – Vành đai 4 (kết nối tỉnh Long An với vùng Đông Nam bộ – thành phố Hồ Chí Minh)
– Trục động lực Quốc lộ 50B (kết nối thành phố Hồ Chí Minh – Long An – Tiền Giang)
– Trục động lực song hành Quốc lộ 62 (kết nối thành phố Tân An – khu kinh tế cửa khẩu Long An – vùng Đồng Tháp Mười)
– Trục động lực Mỹ Quý Tây – Lương Hoà – Bình Chánh (kết nối cửa khẩu Mỹ Quý Tây – vùng đô thị, công nghiệp ở huyện Bến Lức và thành phố Hồ Chí Minh)
– Trục động lực Quốc lộ N1 (kết nối Long An với vùng đồng bằng sông Cuu – vùng Đông Nam bộ – vùng Tây Nguyên)
– Trục động lực Đức Hoà (kết nối cửa khẩu Quốc gia Mỹ Quý Tây và các khu công nghiệp, đô thị vùng huyện Đức Hoà, Bến Lức với TP Hồ Chí Minh).

Ngoài ra, tỉnh còn thực hiện phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn và các khu chức năng; phương án phát triển kết cấu hạ tằng kỹ thuật, xã hội; phân bổ và khoanh vùng đất đai; quy hoạch xây dựng vùng liên huyện; bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên, phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu…

Nam Long phát triển đô thị tích hợp Waterpoint

Đồng thời, tỉnh Long An tiếp tục phấn đấu đến năm 2030 có 51 khu công nghiệp với tổng diện tích là 12.433ha, 28 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 1.808ha.

Xem thêm: Tin tức Long An

Xem thêm:Dự án đường vành đai 3 TP Hồ Chí Minh qua tỉnh Long An

One thought on “Long An phấn đấu thành trung tâm phát triển kinh tế phía Nam đến 2030.

  1. Pingback: Thị trường vùng ven & Tiềm năng bất động sản Long An đến năm 2050 Nguồn Lực Việt Nam | HC-Human Capiatal | Bất động sản, Giao Dịch Nhà Đất, Công Nghệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *