NGƯỜI NƯỚC NGOÀI sở hữu bao nhiêu NHÀ ở Việt Nam từ 1/8?

Một số điều của Luật Nhà ở vừa được ban hành quy định chị tiết tại Nghị định 95/2024. Trong đó có quy định người nước ngoài sở hữu tối đa bao nhiêu nhà ở. Cụ thể, từ 1/8 tổ chức hay cá nhân nước nhân được sở hữu tối đa 30% tổn số căn hộ có mục đích để ở  của tòa nhà.

Trường hợp tòa nhà chung cư

Theo quy định mới, đối với một tòa nhà chung cư có mục đích sử dụng để ở hay hỗn hợp thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tối đa 30% tổng số căn hộ có mục đích để ở của tòa nhà đó.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam

Trong trường hợp tòa nhà chung cư có nhiều khối nhà cùng chung khối đế hoặc có nhiều đơn nguyên thì cá nhân, tổ chức ngước ngoài chỉ sở hữu tối đa 30% tổng số căn hộ có mục đích để của mỗi khối nhà, mỗi đơn nguyên.

Trường hợp nhà ở riêng lẻ

Trên cùng một khu vực có số dân quy định nếu chỉ có 1 dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Tổ chức, cá nhân nước ngoài tối đa được sở hữu không vượt quá 250 căn nhà ở.

Trong trường hợp khu vực có 2 dự án đầu tư xây dựng nhà ở trở lên thì cá nhân, tổ chức nước ngoài sở hữu tại tất cả các dự án không vượt quá 250 căn nhà.

Trường hợp tiếp theo nếu cá nhân, tổ chức nước ngoài đã sở hữu đủ số lượng nhà ở riêng lẽ theo quy định trên khu vực có số dân quy định có nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Cá nhân, tổ chức nước ngoài không được sở hữu thêm nhà riêng lẻ tại các dự án khác của khu vực này.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu bao nhiêu căn nhà riêng lẻ

Gia hạn thời gian sở hữu nhà

Nghị định quy định cá nhân, tổ chức sở hữu nhà ở trước khi hết hạn tối thiểu 3 tháng có nhu cầu gia hạn thì nộp 1 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến UBND cấp tỉnh nơi có nhà ở để được xem xét, giải quyết theo 3 cách sau:

  • Gửi trực tiếp tại Cơ quan có thẩm quyền
  • Qua dịch vụ bưu chính
  • Nộp trực tuyến

UBND cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ trong thời hạn tối đa 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định tại khoảng 1 Điều này.

Thời hạn sở hữu nhà ở theo đề nghị của chủ sở hữu một lần tối đa là 50 năm, kể từ khi hết hạn sở hữu nhà ở lần đầu ghi trên giấy chứng nhận nếu đáp ứng đúng đối tượng và điều kiện theo quy định của Luật Nhà ở.

Theo thống kê Bộ Xây dựng, có khoảng 4 triệu người nước ngoài và Việt kiều có nhu cầu mua nhà Việt Nam trong tương lai.

Nhu cầu chính của phần lớn Việt kiều muốn mua nhà tại Việt Nam là phân khúc tầm trung để phục vụ ở thật mà không phải đầu cơ. Nếu có nhu cầu đầu tư họ thường tập trung vào phân khúc đầu tư dài hạn, có khả năng khi thác cho thuê với mức sinh lời cao.

Với nhu cầu tích lũy tài sản, cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài thường chọn bất động sản ở vùng ven thành phố Hồ Chí Minh, nơi có vị trí đắc địa và dân cư đông đúc. Khu vực này thường có tiềm năng tăng giá trong lai, dễ dàng cho thuê tạo ra nguồn thu nhập ổn định.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *