Ngày 13/6/2023, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 686/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạc tỉnh Long An giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Trong đó TP.Tân An là trung tâm chính trị-kinh tế của tỉnh.
Dựa vào Quyết định trên các hoạt động kinh tế – xã hội được Quy hoạch theo mô hình: một trung tâm, hai hành lang kinh tế, ba vùng kinh tế – xã hội, sáu trục động lực.

- 1 Trung tâm là thành phố Tân An
- 2 Hành lan:
- Hành lan đường vành đai 3, 4: bám dọc theo các trục đường Vành đai 3, Vành đai 4 của TP.Hồ Chí Minh
- Hành lan phát triển phía nam: bám dọc theo trục động lực liên tỉnh từ TP.Hồ Chí Minh qua Long An và Tiền Giang
- 3 Vùng kinh tế xã hội:
- Vùng đô thị và công nghiệp: huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, một phần huyện Tân Trụ, thành phố Tân An, một phần huyện Thủ Thừa và huyện Châu Thành. Vùng kinh tế này tập trung phát triển đô thị và công nghiệp tổng hợp. Trong đó, Bức Lức và Tân An thành lập hành lang phát triển đô thị trung tâm, Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước tập trung phát triển các đô thị công nghiệp, Châu Thành, Tân Trụ và một phần TP.Tân An phát triển nông nghiệp ven đô, chuyên canh ứng dụng công nghệ cao.
- Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch và kinh tế cửa khẩu: thị xã Kiến Tường và các huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, một phần huyện Thủ Thừa. Thị xã Kiến Tường tập trung phát triển thành trung tâm vùng Đồng Tháp Mười. Đồng thời, tại khu kinh tế cửa khẩu phát triển dịch vụ, công nghiệp, du lịch sinh thái gắn liền với đặc trung cảnh quan của vùng Đồng Tháp Mười
- Vùng đệm sinh thái: Đức Huệ, một phần huyện Thủ Thừa và một phần huyện Tân Trụ. Tập trung phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Dành quỹ đất thích hợp phát triển công nghiệp, khu trung chuyển nội tỉnh và đô thị sinh thái
- 6 Trục động lực: trục động lực vành đai 3,4; trục động lực quốc lộ 50B; trục động lực song hành quốc lộ 61B; trục động lực Mỹ Quý Tây-Lương Hòa-Bình Chánh; trục động lực quốc lộ N1 và trục động lực Đức Hòa
Trong đó. TP.Tân An giữ vai trò quan trong là trung tâm chính trị-hành chính-đô thị hạt nhân và đô thị vệ tinh của TP.Hồ Chí Minh. TP.Tân An trở thành trung tâm thương mai, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao phía Đông Bắc của vùng Đồng Bằng sông Cửu Long.

Thời gian vừa qua, thực trạng nền kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố phát triển khá toàn diện và hướng tới thành phố hiện đại, dân đầu trong công tác chuyển đổi số theo Nghị quyết số 21 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Lãnh đạo Thành phố Tân An chỉ đạo đìu hành tập trung phấn đấu đưa Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ Thành phố sớm về đích. TP.Tân An quyết tâm xây dựng và phát triển thành đô thị văn minh vào năm 2024 và đô thị loại I năm 2025.

Xem thêm:
- Thị trường bất động sản 2023 xuất hiện “Mua Vào”
- Lãi suất vay mua nhà hạ nhiệt
- Tin học Mai Lâm
- Ôm đất vườn tỉnh là “ngồi trên đống lửa”?
- Cơ hội đầu tư Bất động sản Gò Dầu
- Đất Trảng Bàng – Tây Ninh: Tiềm năng & Kinh nghiệm đầu tư
Pingback: Long An đối trọng kinh tế với Bình Dương